GẶP NGƯỜI "TIẾP THỊ" CHẤT XÁM VIỆT

 

KIM VĂN

(Báo Sài g̣n Tiếp Thị, Xuân 2002, Trang 8)

 

Một số nước phát triển hiện nay có ngân sách hỗ trợ cho đào tạo ở các nước đang phát triển. Trong lúc đó, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đào tạo lại nguồn nhân lực chất xám. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng là một nhà giáo dục đầy tâm huyết trong việc tiếp thị chất xám Việt Nam với thế giới, tạo nhịp cầu nối giữa hoạt động đào tạo ở nước ngoài và nguồn chất xám trong nước.

 

MẬT ĐẮNG

Bước đột phá đă thực sự xảy ra vào năm 1995 khi ông viết dự án xin Chính phủ Bỉ tài trợ 300.000 USD đào tạo thạc sĩ kỹ sư cho Việt Nam, với sáng kiến cho sinh viên Việt Nam "du học tại chỗ". Trong dự án có phần tiền bồi dưỡng cho giáo sư Việt Nam. Điều này nằm ngoài thông lệ các dự án tài trợ của Chính phủ Bỉ v́ "không trả tiền cho đồng nghiệp Việt Nam v́ tôn trọng nước sở tại". Dự án bị vứt.

Đang buồn bă th́ có tin ông Erik Derycke, lúc đó là bộ trưởng hợp tác quốc tế Bỉ đến thuyết tŕnh tại đại học Liège – nơi ông Hưng làm việc. T́m hiểu tiểu sử ông bộ trưởng và biết rằng vị bộ trưởng là người đảng Xă hội, người cùng thế hệ với ông, cùng tham gia biểu t́nh chống chiến tranh Việt Nam những năm 60.

Tại buổi thuyết tŕnh, ông Hưng đă đưa dự án cho ông bộ trưởng và nói :"Chúng ta cùng trận tuyến đấu tranh v́ ḥa b́nh ở Việt Nam. Vậy hôm nay Việt Nam đă ḥa b́nh, tại sao chúng ta không tiếp tục giúp Việt Nam ?". Ông bộ trưởng xúc động, đọc dự án và sau đó với sự can thiệp của ông bộ trưởng, dự án đă được phía Bỉ chấp thuận.

Ông Hưng được Chính phủ Bỉ mời làm đại diện cho phía Bỉ, về Việt Nam bàn kư khế ước với Đại Học Bách Khoa. Thế là dự án được triển khai, mỗi năm nhận 30 nghiên cứu sinh. Chưa hết, Việt Nam hụt hẫn sinh viên nói tiếng Pháp, trong chương tŕnh lại bắt buộc phải dạy bằng tiếng Pháp. Ông Hưng đă tích cực vận động, đưa ra giải pháp để tiếng Pháp không là rào cản. Giáo sư Việt kiều th́ giảng tiếng Việt. Giáo sư Bỉ th́ qua vận động họ giảng tiếng Anh thay v́ tiếng Pháp. Phía Bỉ đă bị thuyết phục bởi "học tiếng Anh nhưng khi nghiên cứu sinh sang Bỉ làm luận văn sẽ phải học tiếng Pháp, và sẽ giỏi tiếng Pháp". Việc thực hiện thành công dự án kể trên đă tạo đà cho phát triển hàng loạt các dự án lớn sau này, với sự tham gia của nhiều nước của cộng đồng EU.

Điều kiện để đi nghiên cứu ở nước ngoài là phải có thầy hướng dẫn ở nước ngoài, học tṛ giỏi, và tài chính. Ngoài chương tŕnh của các dự án, ông Hưng c̣n dựa vào quan hệ của ḿnh để giúp nhiều nghiên cứu sinh đi học, làm luận án ở nước ngoài mà không tốn kém nhiều. V́ nhiều pḥng nghiên cứu ở nước ngoài cũng rất cần người nghiên cứu.

Tâm huyết với Việt Nam, phải làm thế nào để nghiên cứu sinh đi học nước ngoài trở về phục vụ đất nước ? Bằng t́nh cảm thầy tṛ gắn bó : tương đồng tư duy phục vụ Việt Nam. Bằng biện pháp quản lư : ra nước ngoài nghiên cứu rồi phải về viết luận văn, luận văn phải gắn với các công tŕnh thực tế trong nước, sau khi đă chuẩn bị sẵn sàng mới sang Bỉ bảo vệ…

Chí thành là thế, nhưng vẫn không ít kẻ gièm pha. Nhiều người thầm th́ : ông Hưng lănh tiền rồi về Việt Nam mua Mercedes … đi chơi. Chính phủ Bỉ cho người qua kiểm tra th́ phát hiện ông Hưng đi Mercedes chỉ có… 2 bánh ! Ông thường ăn tết tây ở Việt Nam và ăn tết ta ở Bỉ. Mùng 2 tết ta có người thử điện thoại đến, vẫn thấy ông ở trong pḥng làm việc. Dù ở Việt Nam hay ở Bỉ, ngay cả ngày thứ bảy, học tṛ của ông vẫn thấy pḥng làm việc của ông Hưng sáng đèn từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối.

 

CHỜ TẾT CÔNG-GÔ

Ngược ḍng lịch sử, tết Bính Th́n 1976, ông Hưng đă về Việt Nam cùng đoàn tri thức Việt kiều các nước Canada, Úc, Pháp, Nhật… để chuẩn bị hồi hương, đem kiến thức khoa học về phục vụ đất nước. Năm 77, ông xin được tài trợ của đại học Liège (Bỉ) về nước tổ chức hội thảo hai tuần về phương pháp dùng máy tính để tính toán các cấu trúc phức tạp. Một chương tŕnh phần mềm tính toán vạn năng được ông đem về và… không cài được. V́ máy tính do Mỹ để lại dùng vào việc quản lư sân bay, trong khi đây là phần mềm tính toán khoa học. Khóa học tưởng như thất bại v́ như vậy không thể thực tập. Nhưng sau đó, khi mời được người quản lư cũ lên xử lư th́ chỉ một giờ sau, chương tŕnh đă cài được. Khóa học được tổ chức thành công.

Năm 79, ông Hưng một lần nữa trở về Việt Nam. Lúc này, ông hoàn toàn thất vọng việc đem khoa học kỹ thuật về hiện đại hóa đất nước. V́ lúc đó, đời sống nhân dân rất kham khổ, không đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu. "Làm khoa học lúc này như một cái ǵ phù phiếm !".

Bắt đầu từ năm 1982, giáo sư tiến sĩ  Nguyễn Đăng Hưng đi thỉnh giảng thường trực tại Congo. Lúc đó cũng có rất đông trí thức người Việt làm chuyên gia cho Chính phủ Congo lúc bấy giờ. Và ông nhớ lại một kỷ niệm vui. Họ đă cùng nhau tổ chức một cái tết Việt Nam ở xứ Congo. Ông Hưng kể lại : "Hôm ấy có người ngậm ngùi. Té ra ăn tết Việt Nam tại Congo th́ làm được. C̣n ḷng mong mỏi cùng nhau đóng góp chất xám cho quê nhà vẫn c̣n là… tết Công-gô !".

Nhưng họ không phải măi chờ tết Công-gô… Giai đoạn những năm 1989-1995, cùng với quá tŕnh đổi mới của đất nước, ông Hưng lại trở về tham gia giảng dạy, thuyết tŕnh, làm một số dự án nhỏ. Ông đă cố t́m các nguồn tài trợ bằng cách lao động nghiêm túc, chứng tỏ là có thể làm được nhiều việc trong một chi phí giới hạn, không thất thoát để từ đó xin tài trợ cao hơn.

 

VÀ QUẢ NGỌT

Ước mơ thấy Việt Nam phát triển lại bừng lên trong ông khi sau 40 năm sống ở Bỉ và chờ đợi, lần đầu tiên ông chứng kiến cuộc tiếp thị Việt Nam tổng lực, qui mô lớn qua chương tŕnh Những tuần lễ Việt Nam ở Bỉ. Ông hứng thú :"Hàng Việt Nam được người tiêu dùng Bỉ chấp nhận". Hai vợ chồng ông, cùng cả những sinh viên Việt Nam của ông đang học ở Bỉ cùng xắn tay làm mọi việc để tiếp thị hàng Việt Nam. Người làm phiên dịch, người lái xe, người làm thường trực, người giúp thiết kế điện… Những trí tuệ Việt Nam mà ông góp công đào tạo, sẽ có đất dụng vơ.

Ông bước vào tuổi 62 đầy tráng khí với kỳ vọng :"Thành lập một đại học quốc tế Châu Âu tại Việt Nam". Ngày 1.1.2002, hơn 50 thạc sĩ kỹ sư tự giác tụ tập và tổ chức cho ông một sinh nhật thật vui tại nhà hàng Kỳ Ḥa, TP.HCM. Đây là lần đầu tiên ông ăn tết tây tại Việt Nam và sẽ trở lại Bỉ ăn tết ta. Ông càng vui hơn khi bên cạnh những lời chúc tụng, học tṛ của ông c̣n cho biết đă làm được nhiều việc từ những kiến thức đă gặt hái. Ông nói :"Đây là phần thưởng duy nhất nuôi dưỡng công việc của tôi từ mấy chục năm nay".