University of Liege Department of Fracture Mechanics LTAS-University of Liege  

Những bài viết của GS Nguyễn Đăng Hưng về Việt Nam

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Một số đề nghị cụ thể về đổi mới tư duy

và việc chọn lựa hướng giải quyết cho ngành giáo dục trong cơ chế thị trường

GS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng,

Giáo sư trưởng, trường ĐH Liège, Bỉ, E-mail: H.NguyenDang@ulg.ac.be

Chủ nhiệm các chương tŕnh Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK Tp HCM và Hà Nội

 Lời giới thiệu :

         Được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam (Báo Tiếp thị), người "chở" chất xám về Việt Nam (TGM), người “đi t́m” tiến sĩ cho Việt Nam (Vietnamnet) v́ đă và đang thực hiện các chương tŕnh đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và Tp HCM, chương tŕnh 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia, là một nhà giáo, nhà khoa học giảng dạy ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới, am hiểu về hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến, nhưng cũng nắm bắt tường tận về nền giáo dục đào tạo của Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng đă có những đề nghị cụ thể sau đây về những vấn đề rất thời sự hiện nay cho ngành giáo dục ở nước ta.

 ********

Trong kiến nghị vắn tắt "Mấy ư kiến về cải cách giáo dục" (đăng trên trang web "Hướng về giáo dục của GS Hoàng Tụy : http://www.ncst.ac.vn/hvgd/ và trong bài phỏng vấn dài trên báo chuyên san điện tử Người Viễn Xứ: (http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/vandecuachungta/2004/04/59335/), tôi có đề cập đến việc cần có những bước đột phá trong việc cải cách hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm ba điểm sau đây:

 

1. Đổi mới tư duy về giáo dục.

2. V́ sự chệch hướng kéo dài hàng mấy thập kỷ, cần có quyết tâm, thời gian và  lộ tŕnh trong việc cải tổ .

3. Để thực hiện cải tổ phải có người mới trong và ngoài nước, có thành phần đă từng cọ xát với các nền giáo dục của các nước tiên tiến tham gia vào ban đề xuất ư kiến, ban tổ chức, ban kiểm tra...

            Nay xin dẫn giải thêm qua một số ư kiến, kinh nghiệm cá nhân... Đặc biệt tôi xin giải thích rơ ràng hơn nội dung của việc đổi mới tư duy.

1. Đổi mới tư duy là thế nào?

1.1 Lănh đạo và quản lư tốt phải đồng nghĩa với phục vụ tốt.

            Đổi mới tư duy theo tôi trước hết là đoạn tuyệt với lề lối tập trung quan liêu, nói nôm na là thói quen ôm đồm, bao biện, cái ǵ cũng muốn nắm, cái ǵ cũng muốn quản lư mà không có khả năng, không có tài lực, không có phương pháp, gây tŕ trệ, nhũng nhiễu cho nền giáo dục quốc dân… Lănh đạo và quản lư tốt phải đồng nghĩa với phục vụ tốt. Phục vụ muốn có hiệu quả th́ phải mở cơ chế cho thật thoáng để tăng cường khả năng phục vụ. Đây là nguyên tắc làm việc cũa các nước tiên tiến có tŕnh độ phát triển cao.

1.2 Cần nhanh chóng trao quyền tự quản cho các trường đại học

            Chẳng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần nhanh chóng trao quyền tự quản cho các trường đại học, bắt đầu bằng những trường trọng điểm, những trường lớn. Quyền tự quản này bao gồm quyền tuyển sinh, cấp bằng, quản lư và bổ nhiệm nhân sự, tổ chức và kế hoạch việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học… Bộ chỉ dừng lại ở quản lư khung : ngân sách (phần nhà nuớc rót về trường như thế dĩ nhiên gián tiếp chi phối việc bổ nhiệm nhân sự), học tŕnh quốc gia (bất cứ trường nào cũng phải tuân thủ chương tŕnh học do bộ đề ra), chế độ (mức lương tối thiểu, chức danh, học hàm, tài trợ những hướng phát triển trọng điểm, cho bổng học sinh nghèo, hỗ trợ học sinh vùng sâu vùng xa…), thanh tra giám sát, hiệp thương hợp tác quốc tế trên b́nh diện vĩ mô, vân vân…

Chẳng hạn Bộ GD&ĐT cần giao lại việc xuất bản sách giáo khoa cho một cơ quan khác độc lập với Bộ  (Tổng cục xuất bản sách giáo khoa ?). Bộ chỉ giữ lại vai tṛ giám sát.

1.3. Trở về thực học để đào tạo người có thực tài

            Tư duy giáo dục hiện nay chạy theo thành tích, theo con số, theo hư danh. Chính tư duy có "tính phong trào “ này đă dẫn đến tâm lư sính đại học, coi thường cao đẳng, sính bằng cấp. Mấy năm gần đây tại các đại học, các viện nghiên cứu lại đào tạo tràn lan, ông thạc sĩ này ông tiến sĩ nọ có danh nhưng không có thực chất.  Đào tạo cán bộ giảng dạy cao cấp mà không cẩn thận th́ sẽ có tác hại lâu dài đến hàng chục thế hệ.

            Ta phải trở về thực học để đào tạo người có thực tài. Ta phải trở về với quan điểm truyền thống của dân tộc Việt : Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Bởi v́ người có bằng tiến sĩ chưa chắc đă là người có thực tài! Có nhiều tiến sĩ hiện nay tuy được đào tạo bài bản nhưng lại phải đang “hành nghề khác”, hay không nghiên cứu thêm, chỉ làm quản lư. Như vậy th́ rất phí phạm v́ chẳng đóng góp được ǵ cho khoa học, cho giáo dục. Cũng có những tiến sĩ chỉ nghiên cứu mà không tham gia giáo dục đào tạo th́ những ǵ ḿnh nghiên cứu được cũng sẽ bị lăng phí.

1.4 Cần phân luồng, phân tầng trong việc tổ chức giáo dục

            Ở đây tôi tâm đắt với ư kiến là cần phân luồng, phân tầng trong việc học. Và việc này cần bắt đầu từ trung học. Tôi thấy tại Việt Nam c̣n quá ít các trường cao đẳng, trường chuyên nghề, đặc biệt các trường kỹ thuật công nghệ với thời gian đào tạo ngắn hạn. Tôi biết hiện nay tâm lư phụ huynh là coi thường cao đẳng. Nhưng tâm lư này sẽ khắc phục không khó nếu các trường cao đẳng gắn bó với các doanh nghiệp trong quá tŕnh đào tạo, có cơ chế liên thông rơ ràng minh bạch, nếu các trường tăm tiếng có quyết tâm tham gia thực hiện cơ chế này. Phụ huynh nào lại chả muốn con ḿnh nhanh chóng có việc làm giúp kinh tế gia đ́nh, nếu con em ḿnh sau vài năm cao đẳng, năng khiếu được lộ rơ qua kết quả cụ thể, được xét tuyển vào các trường lớn để đi xa hơn.

1.5 Nên mềm đầu vào và cứng đầu ra

             Tôi cũng đồng ư với ư kiến là các trường đại học nên mềm đầu vào và cứng đầu ra, không tổ chức đào tạo như cái ống, mà đào tạo theo h́nh chóp. 

             Tại các nước phương Tây họ áp dụng nguyên tắc chủ đạo sau đây.

"Chỉ cấp bằng cho những người đạt tŕnh độ". Họ quan niệm là cấp bằng cho người không đạt tŕnh độ là chẳng những giúp tay làm hư hại xă hội mà trước tiên làm hư hại chính người được cấp bằng.  Bởi vậy thông thường đầu vào th́ đông nhưng đầu ra th́ không nhiều. Học viên hai năm đầu bị đánh rớt rất đông, cấm thi lại quá bốn lần. Như vậy, các em có điều kiện nhanh chóng đổi ngành, chuyển qua cao đẳng, cho phù hợp với năng khiếu của ḿnh, không mất thời gian gây hao tốn cho xă hội và gia đ́nh.

             Quan điểm này có hệ luận là không cần phải tổ chức thi tuyển đại học nặng nề gây bất b́nh trong xă hội như hiện nay tại Việt Nam mà chỉ cần xét tuyển nhẹ nhàng qua quá tŕnh học vấn cấp tú tài. Nếu cần xác định rơ hơn về tŕnh độ th́ nên tổ chức phỏng vấn trực tiếp để loại bỏ những học viên có hồ sơ với độ tin cậy thấp.

            Hệ luận này kéo theo một hệ luận khác là phải tổ chức lại một cách nghiêm chỉnh hơn các kỳ thi tú tài ở trung học. Thi tú tài là xác định tŕnh độ năng khiếu bậc trung học của học sinh. Việc xác định này cần được tổ chức chu đáo và đồng khắp trong đó tính khách quan và công b́nh phải được đảm bảo... Phải xóa bỏ tận gốc thói quen mà tôi hay bắt gặp tại Việt Nam: Ai cũng xuất sắc, ai cũng tiên tiến, ai cũng 10/10.  Thói quen này có lẽ phát xuất từ chỗ thiếu tự tin, ngại chịu trách nhiệm, không dám đánh rớt. Báo chí trong nước đă bao lần báo động việc này mà tôi chưa thấy biện pháp cụ thể khắc phục!

 1.6 Lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền th́ ta không chóng th́ chầy sẽ đi đến ngơ cụt của tri thức, đến tụt hậu của tư duy.

             Trong quá khứ, ta hay nói đến giáo dục tuyên truyền. Trong thời kháng chiến th́ điều này là phù hợp, chính xác. Bởi buổi ấy đất nước c̣n bị trị, thành phần có ư thức trong các tổ chức cách mạng chỉ là thiểu số. Vấn đề giáo dục và tuyên truyền cho quần chúng theo đúng đường lối, lư tưởng cách mạng, để huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, đi kháng chiến cứu nước cứu nhà là yêu cầu hiển nhiên, là tối cần thiết v́ đây là sinh mệnh của dân tộc. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập, nếu ta tiếp tục có tư duy lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền th́ ta không chóng th́ chầy sẽ đi đến ngơ cụt của tri thức, đến tụt hậu của tư duy.

             Bởi v́ tuyên truyền, mang tính t́nh thế, là hướng đối tượng đi theo đường lối, chính sách của ta. C̣n giáo dục đúng nghĩa mang tính nhân văn, lâu dài và phổ quát, lấy con người làm gốc, là phải làm sao tạo điều kiện để đối tượng có hiểu biết để họ hành sự như một thể độc lập, đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi vô cùng của bối cảnh, của cuộc sống, của sự việc. Đó là điều tất yếu của cuộc cạnh tranh sinh tồn trong xu thế ḥa nhập.

Giáo dục ở các nước tiên tiến luôn luôn đ̣i hỏi khả năng trao đổi, thảo luận, tinh thần phê phán phản biện. Bởi v́ phải như thế học viên mới có óc sáng tạo, tự ḿnh phát hiện cái mới, cái hay rồi hành xử theo điều kiện cụ thể.  Không độc lập trong suy nghĩ th́ không cách ǵ cải tiến công việc, cải tạo cuộc sống, điều kiện của mọi phát triển bền vững.

             Cho nên các nước phát triển, họ rất tối kỵ và không bao giờ dùng từ tuyên truyền đi đôi với từ giáo dục. 

             Tóm lại đổi mới tư duy trong giáo dục đào tạo, trước hết xoá bỏ mọi áp đặt, tuyên truyền, nhồi nhét, là làm thế nào để con em chúng ta có thể hấp thụ bài học một cách tự nhiên, tươi tắn, thoải mái. Các em phải hiểu, phải tiêu hoá được giáo tŕnh, phải yêu thích nội dung, h́nh thức, tâm phục khẩu phục. Bài học phải linh động, khoa học, đi sát với cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Có như thế các em mới có thể tự tin, tự khám phá, tự vận dụng sáng tạo ra những sản phẩm mới, vươn lên gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước, tranh đua với các dân tộc khác, hiện nay đang đi trước v́ có nhiều may mắn hơn chúng ta.

            Các nước tiên tiến, đặc biệt là ở Âu châu, đă làm được điều này, do vậy mà họ rất phát triển. Tại Việt Nam tôi có cảm tưởng t́nh trạng nhồi nhét kiến thức đă đem đến hậu quả bất ngờ, những phản ứng ngược.

             Mỗi năm sau thi viết, tôi đều thực hiện thi vấn đáp qua những cuộc phỏng vấn trực diện. Học viên muốn ghi tên theo học các lớp cao học do tôi đề xướng và tổ chức phải là các kỹ sư, cử nhân đă ra trường. Tôi kiểm tra ngoại ngữ, cách ứng xử, đặc biệt là kiểm tra hiểu biết tổng quát của các em. Tôi cho rằng đă là kỹ sư th́ phải có một số hiểu biết chung tối thiểu cần thiết cho việc hành nghề. Nhất là theo học chương tŕnh chúng tôi là chuẩn bị ra xứ người thực tập ngắn hay dài hạn.

             Qua kinh nghiệm phỏng vấn 10 khóa tại TP HCM và 6 khoá tại Hà Nội, tôi thấy phần lớn các em đă tốt nghiệp kỹ sư, nhiều em ra trường 3, 4 năm rồi nhưng lại biết rất ít về lịch sử dân tộc, ngay cả danh nhân của tỉnh ḿnh, làng ḿnh họ cũng không để ư tới. Có em bảo với tôi là Trần Hưng Đạo đă chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đă đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ đă phá tan quân Mông Cổ !!! Ngay cả lịch sử hai cuộc kháng chiến gần đây họ cũng rất lơ mơ. Tôi buồn quá nên đă có lần hỏi tại sao như thế? Khi các em không biết về lịch sử của chính dân tộc ḿnh th́ làm sao các em có thể làm tṛn bổn phận của một công dân? Các em ấy đă trả lời thế này: “Thầy ơi, chương tŕnh học vấn hiện nay quá tải, nhiều giáo tŕnh áp đặt, nhồi nhét chán quá, tụi em học trả bài cho qua, học xong là quên hết”. Đó chính là phản ứng ngược. Và khi tuổi trẻ có phản ứng ngược như vậy là họ đă mất ḷng tin, mất hứng thú trong việc học.

Và những tệ nạn, sao chép, gian dối đang hoành hành trong các kỳ thi tuyển sinh đại học có lẽ đă bắt nguồn từ đây.

             Ta đang trả giá cho những chọn lựa sai lầm trong các quốc sách về giáo dục và đào tạo, bắt đầu đă gần hai thập kỷ qua !

             Đến đây tôi xin mở một dấu ngoặc là tôi rất ngạc nhiên có người đánh giá t́nh trạng giáo dục Việt Nam qua những thành quả "Olympic" quốc tế. Tuy tôi rất trân trọng các thành quả này v́ có, lúc nào cũng hơn không. Nhưng tôi được biết là các em tham gia "Olympic" quốc tế là những "gà ṇi" được nuôi dưỡng dài hạn ở những địa điểm "đặc biệt", nhờ các chuyên gia đặc trách. Thành quả như vậy làm sao có tính tiêu biểu?

             Một kinh nghiệm khác cũng cần nhắc đến ở đây.

            Có lần một công ty phần mềm tính toán thiết kế cơ học hàng không ở Bỉ có nhờ chúng tôi giúp đở để chuẩn bị mở một công ty tương tự tại Việt Nam. Đă thuê pḥng ốc tại TP HCM, đă đến giai đoạn gởi cộng tác viên sang Bỉ thực tập. Sau khi thẩm tra, họ quyết định không mở. V́ sao? Một trong những lư do là v́ các kỹ sư Việt Nam không có tinh thần tự lập, sáng tạo. Học th́ rất giỏi nhưng trước nghịch cảnh lại không có tư duy sáng tạo, điều tiết công việc. Người Bỉ trong việc kiểm tra đă cố ư đưa ra những bài toán đầu đề có chỗ sai. Sinh viên Bỉ họ sửa cái sai đó, trong khi sinh viên ta th́ vẫn giữ cái sai đó và dĩ nhiên là giải sai luôn. Đó chính là sự khác biệt.

 1.7 Trả lại cho nhà trường chức năng "thế nhân" của nó

             Để thoát ra khỏi khủng hoảng hiện nay đă đến độ báo động, ta nên trả lại cho nhà trường chức năng "thế nhân" của nó (ở đây tôi muốn dịch chữ "laïcité" của tiếng Pháp). Nhà trường chân chính không thể là chỗ đào tạo ra những tín đồ, những chức sắc, những người chỉ biết vâng vâng dạ dạ, lặp đi lặp lại ngày này qua tháng khác những công thức vô bổ!

             Đổi mới tư duy c̣n cần trở về với bản sắc chân chính của dân tộc và những giá trị trường cửu của truyền thống phương Đông.

             Đổi mới tư duy cần đề cao nhân cách, không chỉ dừng lại ở nhân cách của các nhà cách mạng, của các liệt sỹ, mà c̣n là nhân cách của các nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà phát minh, nhà thám hiểm, nhà giáo, nhà nghệ sỹ, nhà doanh nghiệp, nhà hoạt động từ thiện..., tóm lại những người tài, người hiền về mọi mặt của dân tộc và của thế giới...

             Tôi rất tâm đắc với ư kiến sau đây trong bản kiến nghị do GS Hoàng Tụy và các đồng nghiệp tóm lược và đề bạt:

(Nhà trường) "Cần coi trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cơ bản của con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm v́ mục đích lớn, và nhất là trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xă hội hiện đại. Đồng thời cần quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục cảm xúc, đào tạo toàn diện con người có tâm hồn và thể chất khoẻ mạnh".

 

1.8 Tổ chức giáo dục cần hướng tới tri thức quốc tế

 

            Đổi mới tư duy cần hướng nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đến những chân trời mới của tri thức thế giới đa cực ngày nay. Yếu tố quốc tế phải luôn luôn được coi trọng hàng đầu v́ xu thế ḥa nhập toàn cầu, cạnh tranh quyết liệt ở thương trường năm châu, không cho phép sự tồn tại của tư duy cục bộ, bản vị, xơ cứng.

            Hướng tới tri thức thế giới trước hết là phải giỏi ngoại ngữ. Một nước trung b́nh như Việt Nam để nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thế giới cần phải thông thạo mỗi người hai ngoại ngữ. Tôi muốn nhấn mạnh ở chữ thông thạo chứ hiểu biết sơ sài như tŕnh độ các sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay tại Việt Nam th́ chưa thấm vào đâu. Muốn vậy cần tổ chức dạy ngoại ngữ ngay ở cấp tiểu học. Việc tiếp thu ngoại ngữ ở cấp trung học sẽ chậm hơn, lên đến đại học thi đă quá trễ.

            Hướng tới tri thức thế giới hiện nay ta đă có một phương tiện hữu hiệu vô song : Internet. Việc mở rộng sử dụng Internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhập tri thức mới mẻ, hiện đại... Vấn đề ở đây là tổ chức việc mở rộng ở tầm mức quốc gia v́ điều kiện kinh tế c̣n giới hạn của ta.  Tôi lấy làm lạ là Bộ GD&ĐT đă làm rất ít cho việc này... Thí dụ các ĐH Việt Nam đang ở trong t́nh trạng vô cùng thiếu thốn tài liệu, sách, tạp chí khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu. Lẽ ra Bộ GD&ĐT, theo chân các nước tiên tiến, đă từ lâu, thương lượng với các nhà xuất bản để sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam, thông qua mật khẩu, có thể vào các trang web của các nhà xuất bản tiếng tăm, tham khảo những tài liệu đă xuất bản. Các sinh viên của chúng tôi đưa sang châu Âu đều được hưởng miễn phí dịch vụ này. Và họ đă bảo với tôi : Ngồi tại Bỉ nghiên cứu một ngày bằng một tuần ở Việt Nam! 

 

1.9 Yếu tố quốc tế cần trở thành tiêu chí căn bản trong việc đánh giá chất lượng các đại học, các thành viên, các giáo sư, các nghiên cứu sinh...

 

            Thí dụ các đề mục "có công tŕnh công bố báo quốc tế", "có tham dự hội nghị quốc tế", "được mời đi thuyết tŕnh ở các đại học quốc tế" phải trở thành tiêu chí không thể không có của việc xác định chất lượng các giáo sư, của việc trao tặng chức danh giáo sư. Ở Bỉ một công tŕnh công bố trong tạp chí quốc tế có ban biên tập quốc tế thẩm định được chấm ba điểm. Một công tŕnh công bố trong tạp chí quốc nội chỉ được một điểm mà thôi. Cũng xin mở dấu ngoặc là chỉ những công tŕnh công bố cách đây không quá 5 năm mới có giá trị! Thử hỏi các giáo tŕnh đang được giảng dạy tại Việt Nam ở các ĐH đă viết ra được bao nhiêu năm rồi ?

            Với đà tăng trưởng hiện nay, Bộ GD&ĐT hay Bộ Khoa học Môi trường dần dần cần có quỹ để tài trợ các nhà nghiên cứu có công tŕnh công bố tại các Hội nghị quốc tế.

            Đây là tiền đầu tư cho chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây cũng là tiền đầu tư cho vai tṛ khoa học của Việt Nam trên trường quốc tế. Là nhà khoa học tại Bỉ, tôi may mắn hoặc được mời, hoặc được chánh phủ Bỉ tài trợ, tạo điều kiện cho tôi tham dự nhiều lần (trung b́nh mỗi năm hai lần!) các hội nghị khoa học quốc tế. Điều tôi rất buồn là không thấy bóng dáng người Việt Nam đến từ Việt Nam ở những dịp này. Nếu có th́ chỉ là những Việt kiều công tác tại các ĐH Âu, Mỹ, Nhật, Úc... T́nh trạng này đă kéo dài trên ba thập kỷ rồi. Trong những năm 70 cũng rất hiếm có người Trung Quốc đến từ Trung Quốc. Nhưng tháng 9/2004 vừa qua, được mời đi thuyết tŕnh tại Hội Nghị Toàn cầu lần thứ 6 về Cơ học tính toán, được Trung Quốc đăng cai tổ chức tại Bắc kinh, tôi đă là nhân chứng của sự đổi thay vượt bậc. Trong tổng số 1200 công bố khoa học, Trung Quốc đă chiếm gần 400 bài, Mỹ và Nhật gần 300 bài, Hàn quốc gần 50 bài... C̣n Việt Nam ? Chỉ có 2 bài, một của một nghiên cứu sinh sắp tŕnh tiến sỹ do tôi hướng dẫn và một của một đồng nghiệp tham gia chương tŕnh đào tạo thạc sỹ MCMC của ĐH Liège, Bỉ, đặt tại ĐH Bách khoa Hà Nội!

            Đánh giá chất lượng một luận án tiến sĩ (TS) cũng cần có yếu tố quốc tế. Tại châu Âu, hội đồng giám khảo một luận án TS hợp lệ phải có ít nhất một giáo sư quốc tế (đến từ một nước khác) và một giáo sư quốc nội đến từ một đại học khác. Nếu là luận án khoa học công nghệ th́ bắt buộc phải có đại diện của doanh nghiệp có công nghệ liên đới. Ngoài ra, việc thâu nhận giảng viên mới ở các ĐH cũng phải theo một tiêu chí đảm bảo được tính mới mẻ, tính quốc tế trong khâu nhân sự. Phải hơn 50% là người đă bảo vệ bằng TS từ các đại học khác với đại học sở tại. Tôi tự hỏi các đại học Việt Nam chừng nào mới so sánh được với các đại học quốc tế khi thói “cha truyền con nối” đang hiện hành khá phổ biến !

 

1. 10 Cần có kế hoạch trong việc đào tạo nhân tài bằng ngân sách nhà nước.

           

         Việc đào tạo nhân tài, gởi người đi sửa soạn bằng thạc sỹ hay chuẩn bị luận án TS ở hải ngoại bằng ngân sách nhà nước cũng cần có kế hoạch chiến lược dài hạn. Theo chỗ tôi biết hiện nay các bộ chưa nghỉ tới, ngoài những con số nặng nề duy ư chí ở nơi này chỗ nọ!  Không có kế hoạch và nhất là không tham khảo nghiên cứu nghiêm túc ban đầu, tôi e sẽ không đạt hiểu quả nếu không nói sẽ lại lăng phí thêm.

           Thí dụ gởi sinh viên đi làm TS về các ngành kỹ thuật công nghệ ta nên định hướng, chọn nước, chọn trường cho phù hợp, cho xứng với vốn liếng bỏ ra nhất là từ công quỹ của một nước nghèo như nước ta. Chưa có liên lạc được th́ nên nhờ các nhà khoa học Việt kiều giới thiệu. Ta phải học trực tiếp ở những nước, những trường có chất lượng nổi tiếng, có học thuật tiên tiến, và như vậy cho từng ngành từng môn. Thí dụ công nghệ thông tin nên đi Mỹ, công nghệ hàng không nên đi Pháp hay Mỹ, công nghệ điện tử nên đi Nhật, công nghệ đóng tàu nên đi Hàn quốc... Dĩ nhiên là c̣n phải chọn đúng trường, đúng thầy, đúng pḥng thí nghiệm... Tránh việc tốn tiền, tốn công mà chỉ đến nước thứ hai, thứ ba, không học trực tiếp mà học lỏm, học những kỹ thuật quá đát, được hướng dẫn bởi những thầy loại B, đă cằn cỗi, lỗi thời! Ngoài ra phải có phương pháp, cách tổ chức để hạn chế tối đa rủi ro, nạn chảy máu chất xám...

2. Cần phải có thời gian, lộ tŕnh  để cải tổ nền giáo dục đào tạo

             Việc cải tổ giáo dục tại Việt Nam đặc biệt giáo dục ĐH như ta thấy cần một lộ tŕnh dài hạn. Vấn đề là phải ư thức ta ở đâu, ta phải làm ǵ để có chánh sách hữu hiệu.  Nhưng phải nói công việc phải làm rất là bề bộn, cần thời gian nhất là cần quyết tâm cao độ.

Tôi hoàn toàn đồng ư với bản kiến nghị "Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục"  về nhận định như sau :

"Cải cách giáo dục theo phương hướng hiện đại hóa (như trên) là việc lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ xă hội nên cần có kế hoạch chu đáo, được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ để thực hiện từng bước, từng bộ phận, trong một lộ tŕnh thống nhất do Quốc hội thông qua, tránh đột ngột và xáo trộn gây căng thẳng trong xă hội".

 

Thí dụ áp dụng tiêu chí quốc tế tôi vừa đưa ra trong việc đánh giá chất lượng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy tương lai không thể tính theo năm mà phải tính theo thập kỷ.

2.1 Chuyên tu và tại chức

            Tuy nhiên tôi thấy cũng có những hướng có thể giải quyết ngay mà không tốn nhiều ngân sách lại có hiệu ứng tức th́. 

Tôi xin mạnh dạn đề ra hai ư kiến cụ thể như sau.

Theo tôi, ta nên loại bỏ việc cấp bằng cho các khóa chuyên tu, tại chức. Tôi không bài bác ư kiến phải luôn luôn học tập. Tôi hoan nghênh việc mở những lớp bổ túc, những lớp học cộng đồng để cho mọi công dân, ở bất cứ độ tuổi nào, ngay cả khi đă về hưu, cũng có thể tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức để sống vui và giúp ích cho xă hội. Nhưng không nên cấp bằng tại chức, trên thực tế đă được dùng tương đương như chính quy, tuy giáo tŕnh cũng như thời gian theo học không đủ chuẩn. Chính điều đó đă biến một số quan chức thành người đi mua bằng, biến một số giáo chức vô t́nh hay hữu ư thành người đi bán bằng. Tệ hại nhất là việc này đă gây hoan mang trong xă hội nhất là khiến cho con em chúng ta bị tác động theo hướng tiêu cực. Bởi học làm ǵ khi bỏ công sức phấn đấu dài hạn mà chắc ǵ có chỗ vươn lên. Các vị có bằng tại chức chiếm chỗ hết rồi! Đó là lời tôi nghe được từ các em sinh viên. Họ không có nhuệ khí để học thực v́ học dởm được vinh thân ph́ da!.

           Ta chỉ nên cấp chứng chỉ cho những khóa học tại chức chứ không cấp bằng. Nếu thực hiện được điều này th́ sẽ có một đổi mới trong suy nghĩ chung của nhà giáo và người đi học. Và những người muốn có bằng dởm sẽ phải suy nghĩ lại và không chạy theo bằng cấp nữa. Như vậy ta sẽ có một sự thay đổi đáng kể mà không tốn kém ǵ cả.

 2.2  Sát nhập các cơ cấu nghiên cứu và giáo dục đào tạo

             Điều quan trọng khác là phải sát nhập các cơ cấu nghiên cứu và cơ cấu giáo dục đào tạo lại với nhau. V́ những trung tâm nghiên cứu không tham gia đào tạo, hoặc có tham gia th́ cũng rất ít, trong khi đó, các giáo sư trong trường đại học lại phải giảng dạy quá nhiều không có thời gian nghiên cứu. Giảng dạy mà không nghiên cứu th́ bài giảng sẽ quá đát, trong ṿng 5 năm, 10 năm sẽ không c̣n giá trị nữa. C̣n nếu nghiên cứu mà không tham gia đào tạo th́ sẽ thật là lăng phí. V́ thế, trừ những viện nghiên cứu chiến lược quốc gia, ta cần sát nhập các cơ sở nghiên cứu và giáo dục tương đồng lại với nhau. Làm như thế ta sẽ tạo điều kiện cho những người làm việc trong những trung tâm nghiên cứu tham gia vào việc giảng dạy, cho phép các nhà giáo ngày đêm đứng lớp có thời gian nghiên cứu. Ở Bỉ và nhiều nước trên thế giới, theo luật giáo dục, th́ một giảng viên phải có 50% thời gian dành cho việc nghiên cứu, mỗi năm phải công bố trên báo chí quốc tế những công tŕnh nghiên cứu. Đây là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng nghiên cứu và giảng dạy.  Việc này thực hiện không dễ v́ quyền lợi bị động chạm. Nên chăng tách Bộ Đại học ra khỏi Bộ Giáo dục Đào tạo, và sát nhập Bộ Đại học vào Bộ Khoa học Môi trường, để Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ lo đào tạo trung và sơ cấp.  

 Ngoài ra luật giáo dục ở Bỉ cấm các giáo sư không được dạy thêm, làm thêm ở ngoài quá một ngày trong tuần. Không tuân thủ th́ phải thôi việc. Dĩ nhiên, họ trả lương đầy đủ để giới hạn tối đa những vi phạm.  

 2.3 Chỉ nên có hai hệ thống trường công lập và trường tư thục.

             Tôi tâm đắc với ư kiến, và đây cũng là ư kiến của phần lớn các nhà giáo tâm huyết là, ta phải song song phát triển giáo dục đào tạo tinh hoa và giáo dục đại trà.

Nhà nước cần đầu tư cho các trường trọng điểm, nâng cao tŕnh độ giáo chức, thường xuyên rà soát và kiểm tra chất lượng để các trường này có điều kiện đóng vai tṛ chủ lực trong GD&ĐT, đào tạo những tinh hoa cho đất nước.  Ở đây cần cứng đầu vào cùng một lúc chặt chẽ đầu ra, cần duy tŕ và nâng cao tính bao cấp về ngân sách (Nhưng không bao cấp về quản lư!)...

             Bên cạnh đó ta cũng phải tổ chức một hệ thống giáo dục đại trà để đáp ứng nhu cầu học tập của quần chúng nhân dân. Ta phải mở rộng đầu vào, mạnh dạn cho phép h́nh thành hệ thống trường tư. Ở đây cần có sự rơ ràng, minh bạch. Chỉ nên có hai hệ thống: trường công lập và trường tư thục. Công là công mà tư là tư, không nên nhập nhằng như hiện nay.

 2.4. Giáo dục phải chăng là hàng hoá ?

             Việt Nam đang có nhiều tranh cải về giáo dục và thị trường.

            Giáo dục phải chăng là hàng hoá?

            Theo thiển ư của tôi giáo dục là một dịch vụ, một thứ dịch vụ bao trùm liên quan đến toàn xă hội. Chính v́ vậy mà nước nào trên thế giới cũng coi giáo dục xương sống của phát triển, cũng có quốc sách cho thứ dịch vụ đặc biệt này.

             Bởi vậy coi giáo dục như là một món hàng thuần túy là quan điểm, tôi xin lỗi phải dùng một từ hơi cũ, hữu khuynh.  Quan điểm này thường gần gũi các nhà kinh tế và có nhiều ủng hộ tại các nước của khối Anh-Mỹ-Úc...

            Tôi xin lưu ư bạn đọc vài điểm sau đây :

            Tại Hoa Kỳ, Canada các nước có nhiều trường ĐH tư phát triển sớm và có lẻ qui mô nhất thế giới, tuy có đến 50% ĐH tư nhưng chỉ chiếm lĩnh 20% sinh viên toàn nước. Các sinh viên c̣n lại phải theo học trường công của các tiểu bang hay liên bang. Ở nước thị trường là vua như nước Mỹ, có nền kinh kế nhất thế giới, có các đại gia tài phiệt thống lĩnh toàn cầu, mà dịch vụ này chỉ cung ứng có thế thôi th́ hàng hoá này quả là đặc biệt!

             Tại Bỉ, địa bàn tôi biết rơ, có bốn trường ĐH đa ngành có tầm cỡ : Bruxelles, Gent, Liège và Louvain. Sau này thành 6 v́ Bruxelles và Louvain bị xẻ làm đôi, một cho tiếng Hà Lan và một cho tiếng Pháp. Liège và Gent là hai trường công lập. Hai trường khác, nguyên thủy là dân lập có ư thức hệ dị biệt như Louvain (phái giáo hội thiên chúa), Bruxelles (phái tự do, xă hội) sau một thời gian phát triển, v́ yêu cầu của t́nh thế, nhất sau khi biến thành các trường ĐH đa ngành, để có thể sống c̣n, đă dần dần trở thành gần trường công lập.  Nhà nước tôn trọng chế độ tự quản, nhưng nhà nước bao cấp gần như tuyệt đối ngân sách. Năm ngoái 2003, ĐH Louvain-la-Neuve (phần nói tiếng Pháp của ĐH Louvain) có 21 ngàn sinh viên, có ngân sách là gần 400 triệu đô la (GDP của Việt Nam là khoảng 40 tỷ đô la!) và nhà nước phải rót về 75% ngân sách. Học phí thu từ sinh viên chỉ vỏn vẹn có 4% ngân sách và phần c̣n lại là hợp đồng dịch vụ, dự án nghiên cứu công nghệ... ĐH Liège của chúng tôi có 14 ngàn sinh viên, nhà nước cũng rót về một ngân sách tương tự, tỷ lệ thuận theo số sinh viên ghi tên!

            Tại toàn châu Âu (Pháp, Đức, Ư....) trường công lập là chính, các trường tư thục gần như không đáng kể.

Ta thấy như thế, tại những nước có tŕnh độ phát triển cao nhất thế giới, có nền kinh tế thị trường liên tục từ ngày lập nước tới ngày nay, mà GD&ĐT gần như toàn bộ nhà nước phải bao biện ngân sách. Tại sao thế ? Tại v́ chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công b́nh dân chủ của quốc sách giáo dục : B́nh đẳng trong cơ may, ai cũng có thể đi học, đạt tŕnh độ nếu có năng khiếu.

Không có nhà nước, không có quyết tâm của toàn dân, th́ không thể có nền học vấn có đủ chất lượng để duy tŕ vị trí hàng đầu của các nước này trên thế giới.

             Bởi vậy ta không nên quá lo ngại cho việc có mặt của các trường tư thục ngay cả có yếu tố 100% nước ngoài.

             Vấn đề đặt ra là phải có luật lệ hẳn hoi minh bạch để có phương tiện can thiệp kịp thời, tránh những chệch hướng có thể xảy ra. Theo tôi, việc quan trọng cần tránh nhất chính là đừng để cho giáo dục trở thành hàng hóa thuần tuư.

 Những tiêu cực hiện hữu đă xảy ra tại Việt Nam tại các trường dân lập (chất lượng kém, lợi nhuận cao nhưng sử dụng không đúng chổ, mất đoàn kết v́ chia chác…) một phần v́ ta không đề pḥng trước, kịp thời xây dựng một khung pháp lư cần thiết. Mặt khác v́ ta cho phép một cách nhỏ giọt việc ra đời của các trường dân lập, vô t́nh hay hữu ư, duy tŕ cơ chế độc quyền, làm mất cân bằng giữa cung và cầu.

 Việt Nam nên bổ sung bộ luật doanh nghiệp, cho phép ra đời những tổ chức dân lập, tổ chức xă hội không có mục đích làm tiền (sans but lucratif). Các hội ái hữu, các hội hữu nghị, hội cựu sinh viên học sinh các trường, hội khuyến học…là những tổ chức thuộc loại này. Các ĐH tư thục sẽ cũng thuộc loại này. Chú ư là không có mục đích làm tiền không có nghĩa là bất vụ lợi. Các ĐH tư thục có phúc lợi nhưng không được dư tiền, chia lăi. Mỗi năm ngân sách chi thu phải cân bằng. Các doanh nghiệp tham gia GD&ĐT sẽ được miễn thuế, sẽ có mặt trong Hội đồng quản trị, sẽ có ảnh hưởng trong việc mở mang ngành nghề, trong nội dung chuyên ngành và ưu tiên có được cộng tác viên ḿnh cần, được đào tạo như ḿnh muốn, hữu hiệu cho việc điều hành và phát triển doanh nghiệp. Phần lăi của trường phải được đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào tạo (tăng lương nhà giáo trong khuôn khổ tối đa cho phép, mua sắm thiết bị, mở mang pḥng ốc…), tăng cường qui mô, phát triển ngành nghề…

 Bộ GD&ĐT nên hoàn tất luật trường tư theo định hướng trên, nhưng thoáng trong việc quản lư để nhiều ĐH khác sớm ra đời. Yếu tố cạnh tranh tích cực, lành mạnh sẽ sớm có hiệu ứng theo hướng có lợi cho người dân. Các ĐH tư phải có một lộ tŕnh hẳn hoi là sau một thời gian thoả đáng (10 năm?) phải trở thành đa ngành, thích ứng với yêu cầu công nghệ hóa hiện đại hóa nuớc, các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ hiện đại… Theo lộ tŕnh này th́ những ĐH tư không nghiêm túc sẽ bị thị trường đào thải thôi.

 3. Để thực hiện cải cách phải có người mới

             Tôi cho điều này là một hiển nhiên. Cần có chuyên gia quốc tế, có Việt kiều tham gia những bước đi của con đường cải tổ từ giai đoạn hiến kế đến khâu thực hiện kiểm tra th́ thời gian mới được rút ngắn, kết quả mới mỹ măn... Việc này đ̣i hỏi một quyết định chính trị có tính đột phá.

 4. Lời kết

             Sau cùng tôi xin minh định rơ là tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu các hệ thống giáo dục, tôi không phải là nhà kinh tế. Tôi chỉ là một kỹ sư, một nhà giáo, một nhà nghiên cứu trong một lĩnh vực công nghệ mũi nhọn khá chật hẹp.  Tôi chỉ nhắc đến ở đây, những cảm nhận của tôi sau gần 40 năm là nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, được tiếp cận với các trung tâm nghiên cứu, các trường ĐH lớn ở Âu, Mỹ, Mỹ La tinh, Canada, Nhật, Úc, Phi châu, Trung Quốc... Tôi cũng đă tham gia, đi thỉnh giảng thường xuyên tại Việt Nam từ năm 1977 cho tới ngày nay, trừ 10 năm đứt đoạn (79-89). Những điều tôi ghi ở đây, ngoài những kinh nghiệm riêng, những cảm nhận cá nhân, những hướng đi hợp lư, phần lớn là những ư kiến đă có người đă nhắc đến, trong ấy có một số đồng nghiệp bạn bè mà tôi được dịp gần gũi và trao đổi.

             Mong thay việc cải tổ GD&ĐT tại Việt nam sớm thành hiện thực.

 

Liège ngày 13/10/2004