University of Liege Department of Fracture Mechanics LTAS-University of Liege  

Những bài viết của GS Nguyễn Đăng Hưng về Việt Nam

Du học tại chỗ,

phát bằng thạc sĩ  Châu Âu tại Việt Nam

*****

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn-Đăng Hưng,

Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học phá hủy thuộc Khoa Hàng không-Không gian, Đại học Liège, Bỉ

Chủ nhiệm sáng lập các chương trình cao học Bỉ&Việt

tại trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

và tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội

           Cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2004, 2 buổi phát bằng thạc sĩ  sẽ lần lượt được tổ chức tại ĐH Bách khoa Hà Nội (31/5/04) và ĐH Bách khoa Tp HCM trong khuôn khổ hai chương trình đào tạo cao học do EU tài trợ bắt đầu từ năm 2001 : chương trình EU-EMMC (European Master Modedlisation of Continuum) tại trường Đại học Bách TP HCM và chương trình EU-EMMD (European Master in Modelisation and Design in Engineering Sciences).

Nhân dịp này chúng tôi cũng phối hợp phát bằng cho 3 khoá khác của chương trình thạc sĩ châu Âu về Cơ học xây dựng (EMMC) đã khởi sự từ 1995 tại trường Đại học Bách TP HCM  và 2 khoá chương trình tính toán cơ học ứng dụng (MCMC), bắt đầu từ năm 1998 trong khuôn khổ hợp tác liên đại học của 5 trường công nghệ tại Hà Nội (Quốc gia, Bách khoa, Xây dựng, Kiến trúc, Thuỷ lợi) và 4 trường ĐH nói tiếng Pháp tại Bỉ (Liège, Bruxelles, Louvain và Mons)…

            Như vậy cùng một lúc trên 100 học viên các chương trình cao học Bỉ&Việt từ Bắc chí Nam sẽ được trường Đại học Liège cấp bằng. Cũng cần nói rõ đây là văn bằng chính thức có hiệu lực tại châu Âu,  không khác văn bằng của người Bỉ theo học cao học tại Bỉ.

             Điểm chung của các lớp đào tạo này là việc xữ dụng các phương tiện hiện đại của tin học trong việc tính toán và thiết kế các công trình xây dựng và cơ khí phức tạp, một khía cạnh quan trọng của công nghệ thông tin.

Nên chăng nhân dịp này nhìn lại những nét chính của bước đường dài, bắt đầu đã hơn 15 năm.

Thật vậy chương trình EMMC đã khơi nguồn từ năm 1989, tức là 3 năm sau chính sách đổi mới ở VN. Chính sách này đã tạo điều kiện cho chúng tôi triển khai những hoạt động hợp tác với Việt Nam.

Chúng tôi còn nhớ lại lòng ưu ái của các nhà lãng đạo trường Bách khoa trong những buổi đầu (1990) khi chúng tôi mang từ Bỉ về chiếc máy tính 386 đầu tiên tặng bộ môn Sức bền vật liệu của trường Đại học Bách khoa. Chúng tôi còn những hình ảnh của ngày ấy. Chính PGSTS Đào văn Lượng lúc ấy là Trưởng ban  hợp tác quốc tế cùng ông Hiệu trưởng trường BK, GSTS Trương Minh Vệ đã đích thân tham dự buổi bàn giao chính thức…

Những kết quả đầu tiên  của chúng tôi rất là khiêm tốn. Trong một thời gian 5 năm, với ba đự án được Quỹ Hợp tác đại học được các nước nói tiếng Pháp (FICU-AUPELF-UREF) tài trợ, hai dự án được Cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ tài trợ, chúng tôi đã chỉ có thể đào tạo được bốn cao học và một tiến sĩ cho ngành Cơ học ứng dụng. Bốn giáo sư VN đã được thực tập tại Bỉ, khoảng ba mươi học bổng tại chỗ đã được phát tại VN cho  các nghiên cứu sinh ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Với những dự án tầm cỡ nhỏ và ngắn hạn như đã nói chúng tôi không thể làm hơn những chuyến công tác riêng lẻ, những trao đổi định kỳ, đào tạo cao học hoặc tiến sĩ cho một vài người.

Sự thành lập của Trung tâm  đào tạo Liên Đại học về Cao học được đặt tại ĐHBK-TP.HCM, trong khuôn khổ đề án được Bộ Hợp tác phát triển Bỉ tài trợ vào tháng 7/1995, đã cho phép chúng tôi giúp Đại học Quốc gia TP. HCM đào tạo hàng loạt cán bộ đại học, cấp khoảng mười lăm học bổng mỗi năm tại chỗ cho sinh viên VN, cấp gần trên mười lăm bằng thạc sĩ mỗi năm một cách chính thức, có hệ thống và đều đặn.

Để có điều kiện làm việc tương đương ở Châu Âu, chúng tôi đã cung cấp cho ĐHBK các thiết bị thí nghiệm, máy tính và phầm mềm tin học, sách khoa học  cần thiết cho công việc thực tập và chuẩn bị  luận văn tốt nghiệp của sinh viên.

Như vậy, từ năm 1995 đến nay đã có 10 khóa cao học về Cơ học trong Xây dựng tại TP HCM (EMMC), 6 khoá cao học về Mô hình tính toán các môi trường liên tục tại Hà Nội (MCMC) với trên 350 sinh viên theo học đều đặn, hơn phân nửa lớp của 12 khóa 1đầu đã được trường đại học Lìege của chúng tôi cấp bằng.  Căn cứ theo kết quả xuất sắc, gần 20 sinh viên  giỏi nhất trong số họ đã được nhận học bổng ngoài đề án để đi thực tập  tại Châu Âu hoặc Canada để chuẩn bị Luận án Tiến sĩ. Các thủ khoa của khoá I đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ (Vũ Đức Khôi, Lê Đình Tuân tại Bỉ, Hồ Hữu Chỉnh tại Canada).

Chúng tôi nghĩ rằng cách thức  du học  tại chỗ này có nhiều ưu tiên không thể chối cải. Về kinh tế, nó ít tốn kém hơn. Về phương diện xã hội, nó cho phép chúng ta tránh được việc làm chảy chất xám sang các nước phát triển. Về thực tế, nó làm cho hiệu quả hơn sự tham gia của nghiên cứu khoa học ở các trường đại học về những đề tài kỹ thuật gắn liền vớiá thực tế ở các nước đang phát triển.

Các chuyến công tác qua lại của hai bên đã làm cho chương trình này trở thành điểm hẹn đặc ưu của tri thức Bỉ về kỹ thuật Xây dựng và Cơ học toán tính. Cũng từ đây những thông tin về nhu cầu kỹ thuật cụ thể ở Việt Nam, nhất là vấn đề nghiên cứu tính toán sức bền  của những kết cấu phức tạp (máy bay, tàu,  cầu, lò phản ứng hạt nhân, kết cấu giàn khoan, đập, nền móng,...) được có những biện pháp cụ thể giải quyết thông qua các chương trình tính toán vạn năng, đặc biệt là chương trình SAMCEF do Đai học Liège chúng tôi thiết kể và thực hiện từ gần ba thập niên nay.

Chúng tôi nghĩ rằng bằng những sinh hoạt như thế, tức là bằng cách thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả, chúng tôi đã mang lại một sự đóng góp khiêm tốn nhưng bổ ích vào việc xây dựng những cơ sở lâu dài và vững chắc cho nền kinh tế của VN, đặc biệt là công nghệ tính toán thiết kế.  

 

BƯỚC PHÁT TRỂN MỚI 

Sau hơn 10 năm hoạt động, những thành quả trên đã thuyết phục được các chức trách Cộng đồng  Âu châu quyết định năm 2001, qua sinh hoạt của chúng tôi tài trợ giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin đặc biệt la giúp chúng tôi nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy qua hai chương trình mới, chương trình EU-EMMC tại TP HCM với sự tham gia của các trường Đại học Bách Khoa TP HCM, Liège (Bỉ, Điều phối viên)  Delft (Hà Lan) và Montpellier II (Pháp). Chương trình thứ hai có tên EU-EMMD đang triển khai tại Hà Nội có được sự tham gia của các Đại học Châu Âu  như sau : Liège (Bỉ, Điều phối viên), Aix-Marseille II (Pháp) và Lulea (Thụy Điển). Phía Việt Nam chúng tôi liên kết được với các 5 trường Đại học như sau : Bách khoa, Quốc gia, Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi…

            Mới đây thôi, cuối năm 2003 một thoả thuận đã được ĐH Liège và ĐH Xậy dựng ký trong khuông khổ kết hợp đào tạo tiến sĩ  bằng ngân sách nhà nước Việt Nam. Đây là một án cộng tác liên ĐH bao gồm hầu hết các trường công nghệ kỷ thuật chánh tại Việt Nam và 10 trường ĐH tăm tiếng của Châu Âu… Chương trình này có nhiệm vụ đào tạo cho Việt Nam 50 tiến sĩ về các hướng mủi nhọn của các ngàng xây dụng, cơ khí, hàng không, thuỷ lợi, công trình biển, công trình đất… 

Đào tạo tiến sĩ chính là bước đi cần thiết cho việc Việt Nam hoá các chương trình cao học hoạt động bằng ngân sách tài trợ trực tiếp từ Bỉ và Châu Âu. Thật vậy nguồn tài trợ bao giờ cũng giớ cũng sẽ bị giới hạn qua thời gian.  Chúng tôi đang chuẩn bi một lộ trình khởi sự từ niên khoá sắp đến (2004-2005) sao cho trong vòng 3 năm chương trình Cao học do chúng tôi khởi xướng sẽ dần dần biến thành một chương trình Việt Nam của người Việt Nam học và do người Việt Nam dạy. Trong giai đoạn chuyển tiếp, ĐH Liège chúng tôi sẽ tiếp tục phát bằng và bảo đảm chất lượng.

Một thoản thuận mới xác định lộ trình này sẽ được đưa ra bàn thảo và ký kết tại Liège Bỉ trong đầu tháng sắp đến…

Những sinh viên tốt nghiệp đã làm gì sau các khoá học ?

Theo con số điều tra sơ bộ của Câu lạc bộ các cựu học viên chương trình cao học Bỉ&việt tại thành phố HCM, hầu hết các học viên tốt nghiệp đềo có vị trí đáng kể trong giới đại học, xí nghiệp, kinh doanh cả nước…

Xin đơn cử vài ví dụ : 7 em cựu hoc viên EMMC tạI TP HCM đã dược nhận làm giảng viên tại trưởng ĐH sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, 6 em tại trường ĐH Giao thông Vận tải, 9 em tại trường ĐH Kiến trúc, 4 em tại trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, 21 em tại trường ĐH Bách khoa… Ngoài ra cũng phải nói các trường ĐH xa hơn như Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Nha trang (Thuỷ sản), Đà Nẳng, Hà Nội.. đều có bóng dáng của cựu học viên cao học Bỉ&Việt…

Một số khác (30 người) đã được bỗng du học cấp bậc tiến sĩ tại những ĐH tăm tiếng trên thế giới (Mỹ, Anh Pháp, Nhật, Úc, Canada, Hà Lan, Đức, Bỉ…) trong đó 18 người đã nhận học bổng do văn phòng Cao học Bỉ&Việt cấp hay giới thiệu, 22 người đã thi đỗ và đoạt bổng các khoá thi tuyển quốc gia hay quốc tế…

Tìm được chỗ đứng trong xã hội, có được tương ai, phải chăng đây chính là ý nghĩa thiết thực của một chương trình đào tạo công nghệ…

 

TP Hồ Chí Minh ngày 26/5/2004