University of Liege Department of Fracture Mechanics LTAS-University of Liege  

Những bài viết của GS Nguyễn Đăng Hưng về Việt Nam

GS Nguyễn Đăng Hưng trả lời Vietsciences phỏng vấn

1. Xin GS cho biết về những công tŕnh giúp đỡ cũng như cộng tác hiện tại cuả GS đối với Việt Nam?

Hiện nay tôi đang tiếp tục quản lư và điều hành năm chương tŕnh giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo.

Đáng kể nhất là chương tŕnh EMMC (European Master in Mechanics of Construction) đă được đề xướng và tài trợ từ tháng bảy năm 1995 cho đến 2001 và đang tiếp tục tại Đại Bách khoa Tp Hồ Chí Minh. Chương tŕnh này hiện trên đường Việt nam hoá và sẽ kéo dài cho đến 2007. Đây là một chương tŕnh Cao học do trường Đại học Liège đề xướng và chủ tŕ với sự tham gia của Cộng đồng các trường Đại học Bỉ nói tiếng Pháp (Bruxelles, Louvain-la-Neuve, Mons, Namur, Gembloux).

Mô h́nh được đem ra áp dụng là du học tại chỗ.  Học viên học tại Việt Nam một chương tŕnh Master (Thạc sỹ) của ĐH Liège  theo cách tổ chức của Bỉ và các do giáo sư Bỉ sang thỉnh giảng. Ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Anh.

Mỗi khoá kéo dài 2 năm. Năm đầu học 10 giáo tŕnh công nghệ kỹ thuật hiện đại đặc biệt về các phương pháp mô h́nh và mô phỏng, các phương pháp tính toán cấu trúc phức tạp và các môi trường liên tục liên quan đến xây dựng, cơ khí, công tŕnh biển, kỹ thuật hàng không, tàu biển…  Năm thứ hai dành cho việc chuần bị luận văn ra trường. Chỉ có từ 3 đến 5 người xuất sắc nhất nhất được sang Bỉ thực tập nghiên cứu. Đại bộ phận phải làm luận văn trong nước và được hướng dẫn thông qua INTERNET.

Cho tới nay chương tŕnh EMMC đă xây dựng đươc 10 khoá. Mỗi khoá có khoản 30 học viên theo học và trung b́nh chỉ có 50% trong số này được đạt tiêu chuẩn và được ĐH Liège cấp bằng.

Trên thực tế chương tŕnh này cùng c̣n một lúc giúp Việt Nam đào tạo cấp tiến sỹ bằng ngân sách ngoài dự án. Thật vậy qua giới thiệu 20% những thạc sỹ tốt nghiệp đă được tiếp tục sang Âu-Mỹ soạn luận án tiến sỹ. Tôi có thể đơn cử khoá EMMC-I đă có 2 tiến sỹ báo vệ thành công tại Bỉ (Lê Đ́nh Tuân và Vũ Đức Khôi), 1 tại Canada (Hồ Hữu Chỉnh), 4 học vên khác sắp bảo vệ tại Bỉ và tại Anh…

Thứ đến là chương tŕnh MCMC (Modélisation et Calcul des Milieux Continus) cũng đào tạo Thạc sỹ đặt tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội với sự tham gia của các trường công nghệ phía Bắc như  các trường ĐH Xây dựng, Kiến trúc, Thuỷ Lợi và Quốc gia Hà Nội. Chương tŕnh này do Chánh quyền Cộng đồng Bruxelles&Wallonie tài trợ đă bắt đầu từ năm 1998 và sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2006. Mô h́nh tổ chức cũng tương tự như trong Nam duy có nội dung chương tŕnh đào tạo thiên về môi trường thuỷ khí hơn. Chúng tôi đang tuyển sinh khoá thứ 6 và mỗi năm trung b́nh mỡi năm có 25 học viên theo học.

Hai chương tŕnh đào tạo thạc sỹ trên đây đă là tiền đề của chương tŕnh hợp tác đào tạo ghép ( Doctorat en partenariat) 50 tiến sỹ tại Âu Châu bằng ngân sách nhà nước Việt Nam với sự tham gia của 10 ĐH Châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức, Ư, Hà Lan…) và 10 ĐH Việt Nam, răi dài khắp Trung Nam Bắc. Chương tŕnh này do hai trường ĐH Liège và ĐH xây dựng Hà Nội chủ tŕ, đă triển khai năm 2003 và sẽ kéo dài cho đến 2010. Ban đọc có thể tham khảo chi tiết của dự án này qua trang website sau đây :

http://vesta.ltas.ulg.ac.be/Webasia/CFD-EU&VN/index.html

Ngoài ra chúng tôi cũng đang hoàn tất hai chương tŕnh đào tạo thạc sỹ EU-EMMC, EU-EMMD do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ (2001-2004).  Đây là những khoá đào tạo trọng điểm song song với các khoá EMMC và MCMC đă nói ở trên. Chi tiết của hai chương tŕnh này đă đươc miêu tả lần lượt trên hai trang websites sau đây :

http://vesta.ltas.ulg.ac.be/Webasia/EMMC/index.htm

http://vesta.ltas.ulg.ac.be/Webasia/MCMCEMMD/index.htm
 

Những chương tŕnh chuyên ngành trên đây được tổ chức theo hệ mỡ và sẳn sàng chào đốn sự cộng tác, tham gia của chuyên gia Việt kiều đến từ các nước khác. Trên lộ tŕnh Việt Nam hoá các khoá đào tạo này, chúng tôi mong mơi mỡ thêm những lớp chuyên ngành khác để đáp ứng với yêu cầu càng ngày càng đông của học viên Việt Nam.

Trên lĩnh vực thuần túy chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học, tôi c̣n đang triển khai dự án nghiên cứu bảo vệ bờ biển, bờ sông « ANTIERO » do Chánh phủ vùng Wallonie, Bỉ tài trợ từ năm 2001 và sẽ tiếp tục cho đến cuối 2006. Một công tŕnh kè tiêu biểu đă được xây dựng tại Mủi Né, Phan Thiết sau khi một cấu trúc tối ưu đă được ĐH Liège và ĐH Thuỷ Lợi Hà Nội tham gia thiết kế, cùng một lúc bảo vệ bờ và bảo vệ băi tắm.  Cấu trúc này đang được triển khai áp dụng tại nhiều vùng biển khác tại Việt Nam. Trong 3 năm sắp đến dự án này có tham vọng phối hợp với UBNN Tỉnh B́nh Thuận xây dựng một Trung tâm đo đạc, thí nghiệm và tàng trữ dữ liệu về biển và ven biển tại Phan Thiết. Trung tâm này sẽ song hành đào tạo chuyên viên kỹ thuật cho ngành biển…

               Nhân dịp này chúng tôi cũng mong mỏi sự góp ư, góp sức của bạn đọc VietSciences về lănh vực này.

2. Theo GS th́ khi tiến hành các công tŕnh này GS có gặp các thuận lợi và khó khăn ǵ?

Tính cách chung của những công tŕnh trên toàn là tính tự nguyện. Người chủ trương cũng như các chuyên gia tham gia đều không ai lấy lương…Dự án chỉ có hoàn tiền chi phí đi lại và cư trú tạm của các giáo sư thỉnh giảng . V́ lư do này, các dự án do tôi đề xướng và điều hành thường có ngân sách tương đối thấp. Xin đơn cử để so sánh. Dự án AIT Việt Nam do AIT Bangkok điều hành về ngành quản trị kinh doanh với tài trợ của Thuỵ Sĩ  cũng thâu nhận số học viên tương đương đặt trong khuôn viên ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh cách chúng tôi thấp hơn một từng lầu, có một ngân sách hằng năm gấp 10 lần !  Đây chính là khó khăn thứ nhất mà cũng là thuận lợi thứ nhất.

Khó khăn v́ chúng tôi phải hằng năm tất bật t́m nhà tài trợ, mời giáo sư thỉnh giảng, vừa có đẳng cấp cao (ít nhất phải có học vị tiến sỹ) tại Châu Âu, vừa có ḷng tự nguyện, có cảm t́nh với Việt Nam. Chúng tôi phải đứng ra cán đáng điều hành hầu hết các công tác quản lư : quản lư hàn lâm, học thuật, khoa học, hướng dẫn luận văn, quản lư tài chánh, quản lư nhân sự, quản lư thi cử, tuyển sinh, phỏng vấn trực diện … Chúng tôi đă phải hội nhập vào xă hội Việt Nam hiện đại, đào cho ra các đồng nghiệp tâm huyết, các học tṛ xuất sắc tại chổ, lập ra mỗi nơi một ban khoa học, một ban thư kư vừa hữu hiệu cho công việc, vừa ít đ̣i hỏi về tài chánh..

Thuận lợi v́ chúng tôi có thể ngưng ngay một sớm một chiều chiến dịch trợ giúp Việt Nam nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân tài này nếu những khó khăn ách tắc chủ quan tại chỗ không có lối thoát, ngưng ngay, giao hết mà không có thiệt hại ǵ đáng kể cho bản thân...

Và phải nói những khó khăn ban đầu cho việc thực hiện dự án EMMC là khó mà tả cho hết trong khuôn khồ một bài phỏng vấn !.

Chúng ta hăy mường tượng về những năm 90, tư duy bao cấp vẫn c̣n dầy đặt. Theo quan điểm của thời này, giáo dục và đào tạo là công vịệc của nhà nước, khoa học phải mang màu sắc xă hội chủ nghĩa. Tôi chỉ là một Việt kiều được đào tại xă hội tư bản, tại một nước có đại bản doanh của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương(OTAN, NATO)…

Chúng tôi đă phải lấy chữ « nhẫn » của người xưa làm đầu, lấy phong cách « sang froid » của người Anh làm khí giới, lấy hai chữ « chịu đựng » của truyền thống Việt Nam làm gối trong những đêm âm thầm đơn độc tại khách sạn hay căn gát tầng 3 của người anh vợ tôi cho mượn ở, cho tới ngày nay tại Tp Hồ Chí Minh!

Có lúc bị công an gọi lên « làm việc », vợ tôi đă phải đi theo tôi, ngồi chờ suốt buổi trong một quán cà phê ven đường Nguyễn văn Cừ… Và chính hôm ấy, tôi đă nói với các cán bộ an ninh: “Đâu là ư đồ, là động cơ của khi tôi hăm hở về Việt Nam khá thường xuyên thuyết tŕnh khoa học, tổ chức si-mê-na, tổ chức du học tại chỗ? Các ông ta là công an có tất cả những phương tiện để kiểm tra, theo dỏi và phát hiện những ư đồ nếu có, nhưng xin các ông không nên tốn nhiều công sức v́ tại Việt Nam tôi chỉ hành động theo sự mách bảo của trái tim...”. Một tờ báo điện tử phát hành tại Việt Nam mới đây đă nhắc đến câu trả lời này… 

Cũng có lần tôi phải thẳn thắng nói với một cán bộ công an đến văn pḥng làm việc của tôi yêu cầu tôi « hầu chuyện » : “Năm qua có tám giáo sư quốc tế sang Việt Nam giảng dạy. Năm giáo sư người Bỉ thứ thiệt các anh không động tới. Ba giáo sư Việt kiều đều bị gọi lên đồn công an làm việc cả ba, như thế là thế nào ?  Té ra tại Việt Nam sau ngày giải phóng lại có kỳ thị chủng tộc, lại c̣n trọng người nước ngoài hơn người gốc Việt Nam!” 

Nhưng phải nói những theo dỏi, hạch sách đă “gần như” chấm dứt sau năm 1998. Tôi xin kể lại đây hồi kết thúc này. Sau một bài tuyết tŕnh chuyên môn của tôi trong dịp một buổi Hội Thảo Pháp&Việt về cơ học do khoa UNIMECA, ĐH Marseille II tổ chức năm 1998 tại văn pḥng chánh của ĐH Quốc gia Hà Nội, đường Lê Thánh Tông, một anh công an an ninh trẻ tự nhiên xuất thần “hiện h́nh” bảo tôi :

- GS có biết và nhớ em không?

Tôi trả lời :

- Tôi không nhớ gặp em ở đâu mà xem rất quen thuộc..

- Em là người đi theo GS suốt từ năm 89 đến giờ mà GS không biết sao?

- À ra thế! Em đi máy bay cùng chuyến với tôi từ Sài g̣n ra đây đấy à? Nhưng hôm nay có ǵ mới ?

- Lănh đạo em xin mời GS về bộ Nội vụ !

- Lại bắt buộc tôi “làm việc”?

- Không, không bắt buộc, ngược lại có tin vui cho giáo sư!

- Nếu không bắt buộc th́ yêu cầu ra cà phê gần đây nói chuyện. Tôi vốn không thích những chỗ có có nhiều công an cảnh sát, lại càng không thích đồn bót, cơ quan thẫm tra…

- Em không dám! Không được phép… Hay xin GS chờ 15 phút để em về xin ư kiến lănh đạo…

- Ừ th́ tôi chờ…

Tôi không vào pḥng Hội thảo nữa và thẫn thờ đứng chờ bên vệ đường…

Một lát sau ba công an đi xe hơi đến. Hai người có lẻ cao cấp, tuổi trên 50 và anh công an trẻ khi nảy.

- Xin mời giáo sư đi uống cà phê!

Tôi chọn quán cà phê gần nhất và câu chuyện bắt đầu. Đúng là như anh công an trẻ đă báo trước… Không khí hạch sách, doạ dẫm, ḍ xét, nghi kỵ không thấy nữa… Chỉ c̣n những lời lẻ ôn tồn, tiếc nuối : đă 8 năm ṛng ră theo dỏi, ḍ la, không t́m ra được một điều ǵ để trách cứ… và cuối cùng là lời xin lỗi chánh thức của cơ quan chức năng…

Tôi bảo:

- Tôi đă gặp nhiều khó khăn, có nhiều trăn trở v́ những ḍ la, nghi kỵ, xét hỏi bấy lâu nay... Tôi đă phải thắn bớt, không trỉển khai những dự án đôi khi trong tầm tay, ngay cả từ chối những bạn bè Việt kiều từ các Đại học Âu Mỹ sẳn sàng tham gia cùng tôi giúp Việt Nam phát trỉển. V́ tôi biết quư ông không ưa! Một lời xin lỗi làm sao xoá hết những “mất mát” đă xảy ra! Mọi thứ đều phải trả giá, bồi thường… Trước hết là các ông phải thoáng hơn, dễ dải hơn cho việc đi lại của Việt kiều, của bạn bè của tôi muốn về Việt Nam giúp Việt nam hoà nhập, phát triển…

Và phải nói là bắt đầu từ ngày ấy, các dự án mới của tôi đều “qua” đúng hạn kỳ, đều được triển khai khá thoải mái… 

Buồn cười là gần đây không hiểu tại sao một nữ công an tại Hà Nội lại đến văn pḥng MCMC của chúng tôi đ̣i “làm việc”. Hỏi kỷ mới biết Trung ương là một chuyện c̣n Thành phố Hà Nội là chuyện khác…Và những thành viên ở đây đôi khi thiếu việc làm, quá rănh rỗi! 

3. Xin cho biết nhận xét cuả GS về các SVVN mà GS đang tham gia đào tạo?

Những sinh viên tốt nghiệp đă làm ǵ sau các khoá học ?

Theo con số điều tra sơ bộ của Câu lạc bộ các cựu học viên chương tŕnh cao học Bỉ&việt tại thành phố HCM, hầu hết các học viên tốt nghiệp đềo có vị trí đáng kể trong giới đại học, xí nghiệp, kinh doanh cả nước…

Xin đơn cử vài ví dụ: 7 em cựu hoc viên EMMC tại TP HCM đă dược nhận làm giảng viên tại trưởng ĐH sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, 6 em tại trường ĐH Giao thông Vận tải, 9 em tại trường ĐH Kiến trúc, 4 em tại trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, 21 em tại trường ĐH Bách khoa… Ngoài ra cũng phải nói các trường ĐH xa hơn như Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Nha trang (Thuỷ sản), Đà Nẳng, Hà Nội.. đều có bóng dáng của cựu học viên cao học Bỉ&Việt…

Một số khác (30 người) đă được bỗng du học cấp bậc tiến sĩ tại những ĐH tăm tiếng trên thế giới (Mỹ, Anh Pháp, Nhật, Úc, Canada, Hà Lan, Đức, Bỉ…) trong đó 18 người đă nhận học bổng do văn pḥng Cao học Bỉ&Việt cấp hay giới thiệu, 12 người đă thi đỗ và đoạt bổng các khoá thi tuyển quốc gia hay quốc tế…

Đâu là nhận xét của tôi về các sinh viên theo học ?

Học viên đến với chúng tôi phần lớn là những kỷ sư mới ra trường muốn vươn lên có dịp xuất ngoại hay chuẩn bị luận án tiến sỹ tại hải ngại. Sau đó là những kỷ sư đă ra đời nhiều năm nhưng có yêu cầu đổi mới kiến thức. 

Phần đông, nhất là những năm bắt đầu dự án, họ đă nói với chúng tôi những ngày đầu họ ngỡ ngàng khi nghe các thầy từ Bỉ về giảng. Cái ǵ cũng mới, cũng khó, v́ đă từ lâu họ không được đào tạo thông qua những giáo tŕnh hiện đại… Những bài giảng của các đồng nghiệp Việt Nam thường là những giáo tŕnh không thay đổi từ hơn ba mươi năm nay !

4. Theo GS th́ SV trong nước có những khó khăn và thuận lợi nào so với SV nước ngoài?

Tôi xin ghi lại đây những nhận xét chung, khách quan của các giáo sư thỉnh giảng, trong đó có tôi.

Các giáo sư quốc tế tham gia chương đều có ấn tượng tốt về tinh thần hiếu học, về cử chỉ lễ phép với các thầy trong giao tế, về ḷng hiếu khách của thanh niên Việt Nam. Họ cũng bảo nói chung học viên Việt Nam có căn bản toán và khả năng tiếp thu tri thức khoa học rất tốt nhất là thông qua máy tính. Đây chính là những đức tính truyền thống của bản sắc Việt nam.  Cũng xin nói thêm là chúng tôi cố t́nh tổ chức thế nào cho giao lưu văn hoá sâu sắc giữa thầy và tṛ có điều kiện nẩy nỡ. Dự án do tôi chủ trương không sắm xe hơi con và khuyến khích các học viên đến khách sạn chở các giáo sư quốc tế (những giáo sư thực thụ có người là Trưởng khoa, Trường bộ môn, Viện phó đại học Châu Âu !) đi dạy như ta đi xe ôm, khuyến khích mời các thầy về quê đi du lịch sinh thái…

Ngược lại, tôi và phần đông các giáo sư ngoại quốc rất khổ tâm về tŕnh độ ngoại ngữ, sự yếu kém về thực tập nhất là tư duy thực tiển, thói quen ỷ lại, tính thụ động của học viên, và cuối cùng là sự giới hạn của kiến thức phổ thông của học viên… Ta đang trả giá cho những chọn lựa sai lầm trong các quốc sách về giáo dục và đào tạo bắt đầu đă gần hai thập kỹ qua !  Tôi có cảm tưởng đă có những phản ứng ngược không ngờ được mà nguyên do là các chương tŕnh dạy nhồi nhét hiện nay tại Việt Nam. Năm nào tôi cũng tổ chức phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra ngoại ngữ nói và nghe, kiểm tra cách ứng xử nhất là hiểu biết phổ thông cần thiết cho một thanh niên tốt nghiệp đại học… Tôi đă thấy khá phổ biến là họ không quan tâm đến lịch sử dân tộc Việt Nam, không để ư các danh nhân đất Việt… Có em bảo với tôi là Trần Hưng Đạo đă chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đă đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ đă phá tan quân Mông Cổ !!!… Tôi lấy làm lạ là ngay cả lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ họ cũng rất lờ mờ…  Hiểu biết về địa lư, lịch sử các nước khác th́ khỏi phải nói… Gần 15% học viên đă bảo với tôi là Canada là thành viên của Liên hiệp châu Âu, gần 40% cứ nghĩ Thuỵ Sỹ đă là thành viên từ lâu và chỉ chừng 5% kể đúng tên các thành viên sáng lập…

Tôi có cảm tưởng họ không thích đọc lịch sử, học địa lư nữa. Hay là các giáo viên dạy sử địa quá tồi hay đây là hiệu quả của sự xuống cấp kinh khủng của tŕnh độ giáo chức trung học?

Tóm lại, thanh niên Việt Nam đang và c̣n rất nhiều khó khăn trên con đường hội nhập nếu không sớm cải tổ toàn diện và triệt để nền giáo dục. Việc này cần một quyết định chính trị ở cấp cao nhất. Và tôi không thể lạc quan hôm nay sau gần hai thập kỹ lăn lộn với việc giáo dục  đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam…Tôi có cảm tưởng một bộ phận của nhà cầm quyền dần dần đă ư thức việc này, nhưng chưa có người có đủ tâm, đủ tầm thúc đẩy, tổ chức, t́m ra nhân sự có khả năng cán đáng khâu thực hiện…

5. Hiện tại GS đang có nhừng công tŕnh khảo cứu nào hay không? 

Là một giáo sư trưởng bộ môn của một trường ĐH Châu Âu, tuy tôi phải đầu tư rất nhiều thời giờ cho Việt Nam, tôi không thể không tiếp tục nghiên cứu và công bố thường xuyên những công tŕnh khoa học… Chuyên môn của tôi là các phương pháp tính toán cấu trúc phức tạp thông qua máy tính : phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp phần tử biên, phương pháp không mạng lưới… Cống hiến chủ lực của trường phái chúng tôi (LTAS, pḥng kỹ thuật hàng không không gian, ĐH Liège, người sáng lập là GS B. FRAEIJS DE VEUBEKE) là phương pháp tính đối ngẫu (Analyse duale). Tôi vừa đươc ban tổ chức Hội Nghị Tính Toán Cơ học Toàn Cầu (WCCM VI, September, 5-10, 2004, Beijing, China) mời tham gia đại diện tiểu ban “phương pháp tĩnh” (Equilibrium method) thuyết tŕnh cũng trong khuôn khổ đề tài này.

 

Những sự kiện khoa học của tôi đă được chi tiết hoá qua trang website sau đây :

            http://www.ulg.ac.be/ltas-rup/dang

         Đặc biệt tôi hướng dẫn nhiều sinh viên soạn luận án tiến sỹ về những ứng dụng phương pháp này vào các lĩnh vực công nghệ như mô phỏng ứng xử của cấu trúc trong điều kiện chảy dẽo, tính toán tuổi thọ của các cấu trúc phức tạp bị rạn nứt…

Hiện nay tôi đang hướng dẫn non một chục luận văn tiến sỹ tại Bỉ và Việt Nam.

           V́ những dự án dành cho Việt nam, tôi không t́m đâu ta thời giờ đề hoàn thành 2 cuốn sách đă viết xong 90 % đă có nhà xuất bản đăng cai, nhưng c̣n nguyên dạng bản thảo…

6. Xin hăy kể về công việc hay công tŕnh nào mà GS đắc ư nhất?

Về công việc th́ phải nói việc tôi sáng lập bộ môn cơ học rạn nứt cho ĐH Liège, tham gia tổ chức và sáng lập chương tŕnh thạc sỹ với sự tham gia của 14 trường ĐH Châu Âu trong khuôn khổ ERASMUS về ngành « Mô h́nh, Mô phỏng Vật rắn và Cấu trúc », đi thỉnh giảng tại Phi châu (Congo), đă viết và để lại một số giáo tŕnh hiện c̣n đang đươc xử dụng và sau cùng là việc đề xướng, thực hiện những dự án giúp Việt Nam như đă kê khai trên đây…

Về công tŕnh khoa học th́ cũng rất khó chọn lựa trong 180 công tŕnh tôi đă công bố. Có lẻ tôi đắc ư nhắc là sự ra đời của các phần tử lai (Métis éléments), một phương pháp mô h́nh có độ chính xác rất cao !

7. Ngoài các công tác Khoa học va GD, GS c̣n tham gia viết thơ văn .. xin GS cho biết thêm về việc này?

Tôi vốn yêu văn học ngay từ thời c̣n học trung học và đă có thơ đăng báo khi c̣n ngồi ghế nhà trường Pétrus Trương Vĩnh Kư, Sài g̣n. Thời ấy sau khi đă đỗ tú tài ban toán (B) tôi lại ghi tên thi kỳ hai và lại đỗ tú tài văn chương (C). Nếu không v́ đ̣i hỏi của t́nh thế nhất là sự can thiệp của ba tôi, có lẻ tôi đă chọn lựa lĩnh vực này…

Những năm theo học đại học tại Bỉ (61-66), tôi vẩn thường có nhiều sinh họat báo chí liên quan đến t́nh h́nh xă hội và chính trị tại Việt Nam. Và thề văn học tôi ưa chuộng nhất là thơ. Bởi v́ vậy tôi đă xuất bản được mốt số tập thơ và tham gia một số tuyển tập xuất bản tại Bỉ, Việt Nam và Hoa kỳ. Tôi thấy thể thơ trong văn học cũng gần như môn toán trong khoa học, là những thể loại đặc biệt của tư duy, đ̣i hỏi nhiều tưởng tượng và cần khả năng trừu tượng cao.  Thơ (có lẻ cũng như tóan) đ̣i hỏi tính cô đọng, tính tổng hợp, tính xúc tích, tính chân thật và nhất là tính tươi trẻ trong việc diển tả t́nh cảm và tư tưởng.

Nếu nhà báo hỏi tôi những nhân vật tiêu biểu cho Việt Nam tôi sẽ nhắc đến ba danh nhân họ Nguyễn : Nguyễn Trăi, Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ… Họ là nhà chính trị, nhà tư tưởng nhưng điểm tương đồng rơ nét nhất là những nhà thơ.

8. Một người làm rất nhiều công việc khác nhau như vậy mà GS lại có GD riêng và các con. Xin GS cho cho biêt "bí quyết" nào giúp GS cân bằng được thời gian giữa các hoạt động khác nhau từ cá nhân gia đ́nh, cho đến việc đào tạo và tham gia công tác văn học nghệ thuật

Tôi may mắn được đời run rủi gặp được người vợ hiền, vừa năng động tháo vác việc nhà vừa lịch lăm, nhạy bén trong giao tế… Chỉ một lần gặp gỡ trong khoảnh khắc mấy chục giây, ngày mồng một Tết đi dâng hương tại Sài g̣n mà sau đó đă có nhau, thành vợ chồng chia xẻ ngọt bùi gần 30 năm rồi… Tôi cũng may mắn có được những đứa con (hai trai, hai gái) rất ngoan, học hành chăm chỉ, nhanh chóng thành đạt, có địa vị xă hội khá cao (trừ cậu út nay mới 9 tuổi). Là người b́nh thường có mái ấm gia đ́nh b́nh thường, quả thật tôi chẳng có « bí quyết » ǵ cả…Nhưng tôi tin ở duyên số, ở thuyết nhân quả ở hiền gặp lành.  Đời tôi khá truân chuyên, trắc trở, việc ǵ cũng gặp đố kỵ, rào cảng, nhũng nhiễu, có khi ngắn ngủi, có khi đăng đẳng vài chục năm nhưng tôi cũng can qua được hết, thực hiện được phần nào chỉ tiêu đặt ra, để rồi ngay những người đối xử không tốt với tôi cũng cuối cùng hiểu được cái tâm của tôi mà trở thành người bạn. Chuyện mấy ông công an trên đây là một trong muôn vàn ví dụ.

Tôi có tính xấu (vợ tôi nói thế) là quên nhanh những ǵ không vui, nhớ dai những ǵ không buồn phiền.

Đời sống chuyên môn, v́ những đ̣i hỏi gắt gao thường nhật, rất dễ gây « stress » rồi dẫn đến nhàm chán buông xuôi… Chính những sinh hoạt văn chương nghệ thuật, có thơ đăng báo, có xuất bản và tổ chức đêm thơ, tham gia buổi hát xướng giao lưu đă giúp tôi có thêm sinh khí mới cho công việc…

Tôi nghĩ, việc quan trọng nhất là có được sự hài hoà của cuộc sống, sự thanh thản của tâm hồn…

9. Theo GS th́ những đặc tính nào cần thiết cho 1 người làm khoa hoc có thể đi đến thành công như GS hiện tại?

T́nh yêu tri thức, ḷng say mê công việc và khả năng lao động nghiêm túc.

10.  Xin GS kê thêm vê 1 kỹ niêm nào đáng ghi nhớ nhất trong quăng đời hoạt động và nghiên cứu cuả GS?

Có lẻ là ngày lần đầu tiên tôi lên diển đàn khoa học quốc tế tŕnh bày một công tŕnh về « Phép tính phần tử hũu hạn đối ngẫu áp dụng cho bản và vỏ » tại, Lisbonne, Portugal, tháng 9 năm 1971 trong khuôn khổ một Hội Nghị  do OTAN (NATO) tài trợ. Thắm thoát đă 33 năm rồi. Ngày ấy tôi chỉ là một con chim nhỏ nương nhờ đất lành xứ Bỉ, vừa cất cánh bay vào không gian khoa học toàn cầu !

C̣n về hoạt động th́ có lẻ là sự kiện mới đây tại Việt Nam. Các cựu sinh viên tốt nghiệp hai chương tŕnh cao học đến từ ba miền của đất nước đă tưng bừng hội tụ về Mủi Né, Phan Thiết ngày truyền thống đầu năm 2004 vừa qua (đă được Câu lạc bộ các cựu học viên EMMMC chọn lựa). Đó chính là ngày sinh nhật của tôi : mồng một tháng giêng, tây lịch. Chưa bao giờ tôi hát KARAOKE nhiều như hôm ấy !

11.  Nếu có thể xin GS đọc cho vietsciences 1 vài đoạn thơ hay văn mà GD tâm đắc nhất?

Tôi xin gởi 3 bài thơ tiêu biểu

Bài thứ nhất là bài thơ t́nh thời trai trẻ. Bài này tôi làm khi hoài niệm về người bạn gái trước khung cưởi, đă đưa tôi ra sân bay ngày tôi lên đường du học và cô ấy đă tặng tôi một chiếc mu soa trắng tinh làm vật lưu niệm:

Bóng thời gian

 

Đợi ngày gió đến đưa đi

Trời sao trăng lạnh giọng th́ chiếc không

Bóng chiều ḷng chạnh hơi đồng

Ai đi khuất mặt áo hồng nón quai

Nghe như thưa thớt trong ngoài

Một giây vắng tiếng trần ai hỏi t́m

Bây giờ chỉ mới khơi kim

Cung tơ khép bậc nỗi niềm trước sau

Âm ba giao khúc ban đầu

Tay nâng ngón ư tay khâu buổi ḷng

Ra ngoài gió núi mây song

T́nh thôi khách trạm buồn không bến chờ

Người đi bên những đường tơ

Trăm năm có biết duyên hờ từ đây !

                                                                                              Nguyễn-Đăng Hưng  (1963)

Bài thứ hai lấy cảm hứng từ thơ Aragon, tôi làm tặng vợ trong giai đoạn mới quen nhau.

 

 

 

BÀI CA HẠNH PHÚC

Tặng Huỳnh Mai

…………………………………………..

Không em đời sẽ ra sao

Buổi đầu gặp gỡ như vào thời gian

Phút giây dừng lại phím đàn

Không em héo uá như ngàn rừng thiêu

Không em héo hắt con tim

Có chăng th́ chỉ nỗi niềm vu vơ

Gặp em nào có ai ngờ

Anh như hiểu được bến bờ thế nhân

Từ nay trên bước đường trần

Qua em mới biết bản thân con người

Qua em mới hiểu lẽ đời

Như soi đêm tối bên trời trăng sao

Suối trong con nước ngọt ngào

Lời ru ư gợi xuyến xao tâm hồn

Trời trưa hay buổi hoàng hôn

Trời trong hay buổi mưa dồn gió bay

Có em mới hiểu từ nay

T́nh yêu không chỉ  là cây đèn dầu

Cây đèn heo hắt đêm thâu

C̣n anh trong cơi nhiệm mầu cơn say

Nhẹ nhàng em sẽ cầm tay

Ḷng anh hội mở như ngày c̣n thơ

Mong manh ơi những đường tơ

Câu ca hạnh phúc bên bờ đau thương

Tiếng than c̣n xé đêm trường

Đàn khuya gảy khúc c̣n vương ư sầu

Cuộc đời bao nỗi bể dâu

Mà anh vẫn tưởng mặc dầu lời xưa

Có chiêm bao cũng bằng thừa

Vành khuyên rời bến lau thưa vào đời

Câu ca hạnh phúc kiếp người

Có em, có trọn cơi trời yêu thương

 

Nguyễn Đăng Hưng (1977)

Và cuối cùng là bài thơ tôi làm chào đón thiên niên kỹ mới, một cái nh́n về tri thức hiện đại.

BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT

 

Biết th́ nói là biết.

Không biết th́ nói là không biết

Thế mới là biết thực !

                                                           (Lời Khổng Phu Tử)

 

Lời người xưa c̣n nguyên mầu mực

Bút nghiên mài đă hơn hai ngàn năm trăm năm !

Thiên niên kỷ những năm âm

Thiên niên kỷ của hoang tàn và bạo lực

Hiểu biết con người như sáng c̣n chưa thức

Mà tầm nh́n như thông suốt cổ kim

Mà muôn đời người như cứ măi đi t́m

Càng thấy biết lại càng thấy ḿnh không biết

 

Rồi người đi trên thời gian biền biệt

Nay sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba

Hiểu biết như đi vào thế giới bao la

Vũ trụ ngày càng vô cùng giăn nở

Vật chất ngày càng vô cùng thu nhỏ

Không gian xi be ngày càng tỏa khắp địa cầu

Và con người vẫn chưa biết đi từ đâu rồi về đâu

Và hiểu biết chỉ là những con đường xa lắc

 

Thế mà vẫn có nhóm người muốn đi đường tắt

Vẫn thấy ḿnh biết hết chuyện đời

Vẫn tưởng ḿnh có thể suy nghĩ cho mọi người

Mới biết lập lửng cứ nghĩ ḿnh biết hết ! Bết ! quá bết !

Nguyễn-Đăng Hưng ( Cuối năm 1999, chào thiên niên kỷ)